Xây dựng thương hiệu hợp tác: mối quan hệ hợp tác với bên thứ ba

Tại Meta, chúng tôi tin vào tiềm năng của con người khi họ cùng hợp tác. Chúng tôi cũng tin vào tiềm năng của các thương hiệu khi họ gắn kết với nhau. Mối quan hệ hợp tác với bên thứ ba diễn ra khi Meta cộng tác hoặc hỗ trợ đối tác bên ngoài hay người của công chúng.

Đối tác rất quan trọng đối với thành công của chúng tôi. Những nguyên tắc này nêu ra các phương pháp chính mà Meta áp dụng trong mối quan hệ hợp tác với bên thứ ba, cũng như hướng dẫn cụ thể để thiết kế nội dung truy���n thông tốt nhất và phù hợp với thương hiệu. Các nguyên tắc này cũng đưa ra ví dụ từ danh mục thương hiệu của chúng tôi. Lưu ý rằng để dùng logo của chúng tôi trong bất kỳ tài sản nào, bạn cần được đội ngũ Pháp lý về thương hiệu và marketing của Meta phê duyệt.





Thương hiệu có thể hợp tác


Chúng tôi chỉ hiển thị một số logo và khóa trong mối quan hệ hợp tác với bên thứ ba - hãy dùng phiên bản khóa đầy đủ. Trong trường hợp ngoại lệ, hãy chỉ dùng biểu tượng cho Facebook và (nếu có thể) cho Instagram.

Không nên giới thiệu Branded offer với bên ngoài. Hãy dùng logo của thương hiệu chính. Bạn vẫn có thể nhắc đến bất kỳ sản phẩm nào của Meta trong văn bản hoặc phần thuyết minh. Nếu bạn không chắc Thương hiệu của mình thuộc loại gì, hãy liên hệ với đối tác Meta.

Các loại thương hiệu Meta đủ điều kiện để xây dựng thương hiệu hợp tác
Company

Công ty

Company Sub-brand

Sub-brand của công ty


Endorsed Brand

Endorsed brand

Endorsed Brand Sub-brand

Sub-brand của Endorsed brand






Xem xét các lựa chọn thực hiện


Mối quan hệ hợp tác với bên thứ ba có 5 lựa chọn thực hiện, trong đó một số lựa chọn phổ biến hơn những lựa chọn khác. Chúng tôi thiết kế tất cả những lựa chọn này để thực hiện mục tiêu cụ thể và bảo vệ tính toàn vẹn cho các thương hiệu của mình.

Lựa chọn thực hiện phổ biến

Những lựa chọn này được dùng phổ biến nhất trong các mối quan hệ hợp tác với bên thứ ba.



Lựa chọn thực hiện chuyên biệt

Các lựa chọn thực hiện này chỉ dùng cho một số trường hợp đặc biệt.




Dùng văn bản và phần thuyết minh

Ngoài logo hoặc khóa logo mình dùng trong các lựa chọn thực hiện này, bạn có thể nhắc đến sản phẩm khác của Meta trong nội dung của tài sản. Bạn cũng nên tận dụng phần thuyết minh khi phù hợp để thêm ngữ cảnh bổ sung cho đối tượng mà không cần hiển thị quá nhiều nội dung trên màn hình.





Tìm hiểu nguyên tắc cơ bản


Tuân thủ 3 nguyên tắc cơ bản sau để xây dựng mối quan hệ hợp tác thương hiệu nhằm bảo vệ thương hiệu của chúng tôi và giới thiệu rõ ràng mối quan hệ hợp tác.

1. Xác định rõ bên chủ trì và khách mời.

Bên chủ trì là đối tác sở hữu nội dung truyền thông. Bên khách mời là đối tác xuất hiện trong nội dung truyền thông.

Thương hiệu của bên chủ trì cung cấp bộ nhận diện hình ảnh thương hiệu và phong cách để tạo nền tảng cho quá trình thực hiện.

Tài liệu này cung cấp hướng dẫn cho trường hợp bạn - đối tác của chúng tôi - là bên chủ trì, nghĩa là thương hiệu của bạn sở hữu nội dung truyền thông và nội dung này tuân thủ bộ nhận diện thương hiệu. Nếu thương hiệu bạn là khách mời và đang thay mặt Meta - thương hiệu chủ trì - thiết kế nội dung truyền thông, hãy dừng lại rồi liên hệ với đối tác Meta.

Image of logos with defined space

Bên chủ trì
Socialize sở hữu nội dung truyền thông nên sẽ đảm đương bộ nhận diện hình ảnh thương hiệu. Trong trường hợp đồng thương hiệu hợp tác này, logo của bên chủ trì sẽ nằm bên trái đường phân cách.

Image of logos with defined sizes

Khách mời
Socialize xuất hiện trong nội dung truyền thông nên Meta sẽ đảm đương bộ nhận diện hình ảnh thương hiệu và logo của khách mời nằm ở bên phải đường phân cách.







2. Không pha trộn danh tính thương hiệu.

Chúng tôi bảo vệ tính toàn vẹn của thương hiệu mình (và thương hiệu của đối tác) để xây dựng thương hiệu vững mạnh theo thời gian. Việc pha trộn thương hiệu sẽ làm giảm giá trị của cả 2 bên.

Không pha trộn tài sản hình ảnh để tạo bộ nhận diện hình ảnh thương hiệu kết hợp. Thay vào đó, hãy dùng các công cụ đã nêu trong những nguyên tắc này để bảo vệ tài sản nội dung của chúng tôi, đồng thời kể nên câu chuyện độc đáo.

Example of an approved credit line

NÊN kết hợp thương hiệu một cách cẩn trọng. Ở đây, NewsNow là bên chủ trì nên nội dung truyền thông thiết kế theo nguyên tắc thương hiệu của họ. Meta xuất hiện với tư cách khách mời và logo Meta nằm ở bên phải đường phân cách.

Example of an incorrect credit line

KHÔNG NÊN pha trộn bộ nhận diện hình ảnh thương hiệu. Trong nội dung truyền thông này, màu và kiểu chữ của Meta kết hợp với tài sản hình ảnh của NewsNow, tạo ra thứ tự rối rắm.






3. Dùng lựa chọn thực hiện phù hợp vào đúng thời điểm.

Mối quan hệ hợp tác có tính linh hoạt. Lựa chọn thực hiện có thể thay đổi tùy theo hoạt động kích hoạt, nhu cầu của đối tượng hoặc thời điểm. Bên dưới là ví dụ về cách một mối quan hệ hợp tác sử dụng các lựa chọn thực hiện khác nhau tùy theo ngữ cảnh.





Thể hiện mối quan hệ hợp tác thông qua văn bản


Dùng hướng dẫn sau khi thể hiện mối quan hệ hợp tác hoặc tiện ích tích hợp sản phẩm trong văn bản.

Công bố mối quan hệ hợp tác

Mối quan hệ hợp tác với bên thứ ba diễn ra khi Meta cộng tác hoặc hỗ trợ đối tác bên ngoài hay người của công chúng.

Nội dung truyền thông của đối tác (bao gồm thông cáo báo chí và thông báo) nên giải thích rõ về mối quan hệ hợp tác, cũng như thể hiện phong cách và ngữ điệu của bên chủ trì.*

NÊN

KHÔNG NÊN



NÊN "Liên hoan Sáng tạo Quốc tế Cannes Lions đang hợp tác với Meta để thể hiện sức mạnh ngày càng lớn của vũ trụ kỹ thuật số."

KHÔNG NÊN "Liên hoan Sáng tạo Quốc tế Cannes Lions sẽ thể hiện sức mạnh ngày càng lớn của vũ trụ kỹ thuật số META."

NÊN "Mailchimp công bố tiện ích tích hợp sản phẩm mới với quảng cáo trên Facebook."

KHÔNG NÊN "Công bố công cụ quảng cáo trên Facebook mới của Mailchimp."

NÊN "CommScope cộng tác với Meta Connectivity để đẩy nhanh quá trình áp dụng Open RAN."

KHÔNG NÊN "CommScope sẽ áp dụng sáng kiến Open RAN của Meta Connectivity."



*Không áp dụng với đối tác bán lại của chúng tôi



Đặt tên và nhắc đến tiện ích tích hợp sản phẩm

Tiện ích tích hợp sản phẩm xuất hiện khi đối tác bên thứ ba tích hợp sản phẩm của chúng tôi với sản phẩm/nền tảng của họ. Nhờ đó, chúng tôi có thể mở rộng phạm vi tiếp cận giải pháp của mình đến khách hàng của đối tác này.

Khi đặt tên tiện ích tích hợp sản phẩm, hãy dùng các cấu trúc tên sau để làm rõ mối quan hệ.

Cấu trúc tên

Ví dụ



Tiện ích tích hợp do Meta tạo:
[Công nghệ của Meta] cho [đối tác]


Plugin Meta XR cho Unreal

Tiện ích tích hợp do đối tác tạo:
[Tên đối tác] cho [Công nghệ của Meta]
[Tên đối tác] với [Công nghệ của Meta]


Shopify cho Cửa hàng trên Facebook
Tiện ích tích hợp Kajabi với Trang Facebook





Không thêm phần mô tả hoặc bất kỳ từ nào khác vào tên sản phẩm của chúng tôi. Không dùng các từ sở hữu như "của chúng tôi" hoặc "của". Không đặt tên tiện ích tích hợp sản phẩm bằng biểu tượng không có ý nghĩa mô tả. Có thể dùng nội dung mô tả thay cho tên để làm rõ về tiện ích tích hợp sản phẩm.

Khi nhắc đến tiện ích tích hợp sản phẩm trong Trải nghiệm người dùng/Giao diện người dùng, hãy dùng tên thương hiệu và nguyên tắc thương hiệu hoặc tên sản phẩm đã phê duyệt của chúng tôi.





Phương thức 1: hiển thị đồng thương hiệu


Sử dụng phương pháp hiển thị đồng thương hiệu để thể hiện mối quan hệ hợp tác bình đẳng.

Hiển thị đồng thương hiệu với Thương hiệu công ty

Phiên bản logo

Luôn dùng khóa logo Meta.

Cách xử lý màu sắc ưu tiên là khóa màu xanh da trời chính.

Xem hướng dẫn về logo tại đây.

Image of logos with spacing marks




Khoảng trống, kích thước và vị trí cho khóa logo ngang (chính)

Khóa logo ngang là định dạng ưu tiên. Chúng ta dùng đường phân cách để liên kết logo của mình với logo của đối tác. Nếu phong cách thương hiệu của bạn là sử dụng biểu tượng kết nối khác, hãy đảm bảo tuân thủ hướng dẫn về kích thước và khoảng cách cho logo của chúng tôi. Mọi phương thức hiển thị khóa logo Meta trong mối quan hệ đối tác đều phải được đội ngũ thương hiệu chúng tôi phê duyệt.


Khoảng trống mặc định:
Khoảng trống mặc định cho khóa logo được xác định bằng cách nhân đôi chiều cao của biểu tượng, rồi dùng số đo này cho cả 4 cạnh của khóa logo.

Vị trí:
Tham khảo nguyên tắc thương hiệu của bên chủ trì để biết hướng dẫn về vị trí logo trong bố cục thiết kế.

Image of logos with defined space

Kích thước tối thiểu của logo:
Kích thước tối thiểu được xác định theo chiều cao của biểu tượng Meta và không bao giờ dưới 12 pixel/5 mm.

Khoảng cách:
Khoảng cách giữa đường phân cách và logo bằng với chiều rộng của biểu tượng.

Căn giữa logo. Dùng cạnh trên cùng và dưới cùng làm chuẩn và điều chỉnh kích thước của logo theo cách tương tự. Điều chỉnh kích thước một chút (nếu cần) để đảm bảo 2 logo nhìn cân đối.

Image of logos with defined sizes

Đường phân cách:
Dùng tỷ lệ sau cho đường phân cách:

  • Độ đậm của đường phân cách: 1/50 h

  • Chiều cao của đường phân cách: 1,5 h

  • Độ đậm tối thiểu của đường phân cách: 0,5 pt



Lưu ý: Nếu là bên chủ trì, đối tác có thể hướng dẫn về kích thước và khoảng cách. Nếu không, hãy dùng hướng dẫn bên trên.







Khoảng trống và kích thước cho khóa dọc xếp chồng (phụ)

Khi không thể dùng khóa logo hiển thị đồng thương hiệu theo chiều ngang, hãy dùng khóa dọc xếp chồng để thay thế.

Logo của bên chủ trì luôn nằm phía trên đường phân cách.

Image of logos with defined space

Khoảng trống mặc định:
Khoảng trống mặc định cho khóa logo được xác định bằng cách nhân đôi chiều cao của biểu tượng, rồi dùng số đo này cho cả 4 cạnh của khóa logo.

Image of logos with defined space

Khoảng trống của logo:
Chừa lại khoảng trống ít nhất bằng 1/2 chiều rộng của biểu tượng giữa đường phân cách và logo.

Căn giữa logo. Điều chỉnh kích thước một chút (nếu cần) để đảm bảo 2 logo nhìn cân đối.

Image of logos with defined sizes

Đường phân cách:
Dùng tỷ lệ sau cho đường phân cách:

  • Độ đậm của đường phân cách: 1/50 h

  • Chiều cao của đường phân cách: 70% chiều rộng

  • Độ đậm tối thiểu của đường phân cách: 0,5 pt



Lưu ý: Nếu là bên chủ trì, đối tác có thể hướng dẫn hiển thị đồng thương hiệu. Nếu không, hãy dùng hướng dẫn bên trên.







Màu khi đối tác là bên chủ trì

Đối tác thường sẽ hướng dẫn về bộ nhận diện thương hiệu cho điểm tiếp xúc.

Khóa logo Meta phải có màu xanh da trời chính bất cứ khi nào có thể. Cung cấp phiên bản khóa logo Meta có màu chuyển sắc trung tính làm lựa chọn phụ.

Luôn đảm bảo hình ảnh dễ nhìn, chẳng hạn như tạo đủ độ tương phản giữa logo và màu nền.







Hiển thị đồng thương hiệu với tất cả các sản phẩm khác của Meta

Hướng dẫn này áp dụng khi mối quan hệ hợp tác gồm 1 Endorsed brand hoặc Sub-brand.

Phiên bản logo







Khoảng trống và kích thước cho khóa logo ngang (chính)

Khóa logo ngang đồng thương hiệu là phiên bản ưu tiên.

Thương hiệu chủ trì luôn nằm ở bên trái đường phân cách.

Image of logos with defined space

Khoảng trống của logo:
Dùng "w" - chiều rộng logo của thương hiệu chủ trì - làm số liệu chính để đo lường khoảng cách giữa đường phân cách và các logo.

Cách điều chỉnh này áp dụng cho hầu hết trường hợp. Tuy nhiên, do thiết kế của mỗi logo có thể khác nhau, nên hãy đảm bảo các yếu tố dễ nhìn.

Image of logos with defined sizes

Kích thước tối thiểu của logo:
Tuân thủ quy định về kích thước tối thiểu của logo trong nguyên tắc thương hiệu.

Dùng tỷ lệ sau cho đường phân cách:

  • Độ đậm của đường phân cách: 1/50 h

  • Chiều cao của đường phân cách: 1,5 h



Lưu ý: Nếu là bên chủ trì, đối tác có thể có sẵn hướng dẫn về kích thước và khoảng cách. Nếu không, bạn có thể dùng hướng dẫn bên trên.







Khoảng trống và kích thước cho khóa logo dọc (phụ)

Khi không thể dùng khóa logo hiển thị đồng thương hiệu theo chiều ngang, hãy dùng khóa dọc xếp chồng để thay thế.

Image of logos with defined space

Logo của bên chủ trì luôn nằm phía trên đường phân cách.

Trong trường hợp này, duy trì khoảng trống tối thiểu giữa logo của thương hiệu chủ trì, đường phân cách và logo của thương hiệu khách mời là ½ chiều rộng (w).

Căn giữa logo.

Image of logos with defined sizes

Dùng tỷ lệ sau cho đường phân cách:

  • Độ đậm của đường phân cách: 1/50 h

  • Chiều cao của đường phân cách: 70% chiều rộng logo





Màu khi đối tác là bên chủ trì

Đối tác thường sẽ hướng dẫn về bộ nhận diện thương hiệu cho điểm tiếp xúc. Là bên khách mời, hãy cung cấp cho đối tác 2 phiên bản logo: phiên bản màu đầy đủ (ưu tiên) và phiên bản màu trắng đơn sắc.

Luôn đảm bảo hình ảnh dễ nhìn, chẳng hạn như tạo đủ độ tương phản giữa logo và màu nền.







Áp dụng hướng dẫn








Hướng dẫn sử dụng


Example of an approved credit line

NÊN điều chỉnh kích thước logo sao cho bằng nhau.

Example of an incorrect credit line

KHÔNG NÊN điều chỉnh kích thước logo sao cho 1 logo nhìn nhỏ hơn hoặc lớn hơn logo còn lại.



Example of an approved credit line

NÊN chỉ hiển thị 2 đối tác trong nội dung đồng thương hiệu.

Example of an incorrect credit line

KHÔNG NÊN Giới thiệu nhiều hơn 2 đối tác trong nội dung đồng thương hiệu. Chỉ 1 công nghệ hoặc chương trình của Meta và 1 thương hiệu đối tác được xuất hiện khi dùng phương thức hiển thị đồng thương hiệu.


Example of an approved credit line

NÊN chỉ dùng biểu tượng trong bố cục thiếu không gian và khi ngữ cảnh hợp tác đã được thiết lập. Khi chỉ dùng biểu tượng để thể hiện cả 2 thương hiệu, bạn có thể sử dụng biểu tượng Meta với kích thước cân đối. Trường hợp này hiếm khi xảy ra. Vì vậy, hãy phối hợp sâu sát với người liên hệ thuộc Meta để nắm được nguyên tắc chi tiết và đề nghị phê duyệt. Nếu bạn không có người liên hệ thuộc Meta, hãy gửi yêu cầu tại đây.

Example of an incorrect credit line

KHÔNG NÊN kết hợp các cách xử lý logo, chẳng hạn như dùng khóa logo đầy đủ cho 1 thương hiệu và chỉ dùng biểu tượng cho thương hiệu kia. Cách làm này khiến hình ảnh nhìn mất cân đối.







Phương thức 3: hiển thị nhiều thương hiệu


Sử dụng phương thức này khi muốn thể hiện cách nhiều đối tác có vai trò hỗ trợ.

Cách hiển thị nhiều thương hiệu

Với phương thức hiển thị nhiều thương hiệu, một trong các logo của chúng tôi sẽ nằm trong tập hợp những logo khác hoặc khi chúng tôi sẽ hiển thị nhóm đối tác. Logo thương hiệu chủ trì nằm tách khỏi tập hợp thương hiệu hỗ trợ.

Phiên bản logo






Kích thước và khoảng cách


Có thể sắp xếp logo theo vị trí ngang hoặc dọc, tùy vào khoảng trống có sẵn trên nội dung truyền thông. Dùng chiều cao của logo đối tác đầu tiên và tỷ lệ "1,5 h" làm chuẩn để giãn cách giữa 2 logo. Điều chỉnh kích thước của các logo khác theo cách tương tự.

Cách điều chỉnh này áp dụng cho hầu hết trường hợp. Tuy nhiên, do thiết kế của mỗi logo có thể khác nhau, nên hãy đảm bảo các thành phần dễ nhìn và cân đối.

Khi chương trình hoặc công nghệ của Meta là bên khách mời, hãy tuân thủ khoảng trống tối thiểu theo quy định của thương hiệu đó.






Màu logo


Bộ nhận diện của thương hiệu chủ trì sẽ định hướng cho nội dung truyền thông.

Dùng 1 trong 2 phiên bản màu sau cho logo:

  • Trên phông nền màu trắng, dùng logo chính đủ màu.

  • Trên phông nền ảnh hoặc phông nền sáng, tối, hãy sử dụng màu trắng đơn sắc hoặc phiên bản logo Meta màu chuyển sắc trung tính.


Ngoài ra, bạn có thể tạo biểu ngữ màu trắng để chèn logo đối tác đủ màu.

Luôn đảm bảo hình ảnh dễ nhìn, chẳng hạn như tạo đủ độ tương phản giữa logo và màu nền.






Áp dụng hướng dẫn










Hướng dẫn sử dụng


NÊN chia khoảng cách chính xác giữa các logo đối tác.

KHÔNG NÊN sử dụng đường phân cách khi hiển thị nhiều thương hiệu.

NÊN chỉ hiển thị 1 chương trình hoặc công nghệ của Meta trong môi trường của đối tác chủ trì.

KHÔNG NÊN hiển thị hơn 1 chương trình hoặc công nghệ của Meta khi đối tác là bên chủ trì. Trong trường hợp này, chúng ta không nên hiển thị cả Facebook và Meta Quest, mà chỉ chọn 1 trong 2 hoặc dùng Meta để đại diện cho cả 2.






Cách thể hiện thương hiệu trung lập

Trong một số trường hợp hiếm gặp, không đối tác nào là bên chủ trì. Khi đó, hãy tạo bộ nhận diện thương hiệu trung lập, đồng thời sử dụng phương thức hiển thị nhiều thương hiệu. Ví dụ: không gian và sự kiện trung lập của ngành.

  • 1 đối tác sẽ phụ trách phát triển và duy trình tài sản thương hiệu.

  • Mọi trang web, tài liệu tiếp thị, địa chỉ email và tên người dùng trên mạng xã hội liên quan sẽ lấy theo tên của thương hiệu trung lập, đồng thời thể hiện rằng vai trò của mỗi đối tác tham gia là ngang bằng.

  • Để biết cách xử lý màu và khoảng trống, hãy làm theo hướng dẫn "Cách hiển thị nhiều thương hiệu" ở trên.



Nếu bạn có mối quan hệ hợp tác cần thể hiện thương hiệu trung lập, hãy phối hợp sâu sát với người liên hệ thuộc Meta để nắm được nguyên tắc chi tiết và đề nghị phê duyệt. Nếu bạn không có người liên hệ thuộc Meta, hãy gửi yêu cầu tại đây.

Áp dụng hướng dẫn

=

Meta là 1 trong nhiều đối tác của Sáng kiến Chống Bạo lực Trên mạng (Anti Cyber Bullying Initiative). Trang web nhỏ có thương hiệu trung lập giải thích cách chương trình này hoạt động, đồng thời thể hiện rằng tất cả đối tác đều đóng góp bình đẳng.






Hướng dẫn sử dụng

Example of full color logos

NÊN dùng logo đủ màu trên phông nền màu trắng hoặc logo màu trắng đơn sắc trên phông nền màu của thương hiệu chủ trì.

Example of incorrect visuals

KHÔNG NÊN tạo bộ nhận diện thương hiệu sao chép (về màu sắc, kiểu chữ, v.v.) bất kỳ thương hiệu nào tham gia.







Phương thức 4: huy hiệu thành phần


Sử dụng phương thức này để nêu bật sự xuất hiện công nghệ của Meta trong trải nghiệm của bên thứ ba (hoặc ngược lại). Thương hiệu thành phần không phải là loại thương hiệu riêng biệt. Tất cả các loại thương hiệu đều đủ điều kiện làm thành phần và được xử lý tương ứng. Bạn có thể thực hiện phương thức này qua văn bản và huy hiệu.


Cách sử dụng huy hiệu thành phần

  • Chỉ dùng huy hiệu đã phê duyệt (cả trong vùng chứa và không kèm vùng chứa)

  • Dùng cách thể hiện thành phần đã phê duyệt

  • Không tạo huy hiệu để thể hiện tiện ích tích hợp sản phẩm của bên thứ ba



Chỉ dùng huy hiệu đã phê duyệt do Meta cung cấp. Nếu cần điều chỉnh huy hiệu đôi chút để thống nhất với tập hợp lớn hơn, hãy làm việc với nhân viên Meta để phê duyệt tất cả thay đổi.

Lưu ý: chúng tôi ít khi tạo hay sử dụng huy hiệu thành phần. Nếu có giới hạn khoảng trống, vui lòng chỉ dùng văn bản và sử dụng một trong những dòng ghi nhận sự đóng góp mà chúng tôi đã phê duyệt để cung cấp ngữ cảnh cho thành phần.






Example of size

Kích thước và khoảng cách

Dùng cạnh trên cùng và dưới cùng của logo thương hiệu chủ trì làm chuẩn.

Dùng "h" (chiều cao của logo thương hiệu chủ trì) làm căn cứ tham chiếu số đo.

Chiều cao của huy hiệu phải ít nhất là 1,5 h (chiều cao của logo thương hiệu chủ trì).

Cách điều chỉnh này áp dụng cho hầu hết trường hợp. Tuy nhiên, do thiết kế của mỗi logo có thể khác nhau, nên hãy đảm bảo các yếu tố dễ nhìn và cân đối.

Example of vertical format

Khung và bộ nhận diện thương hiệu cho huy hiệu

Huy hiệu xếp chồng là định dạng ưu tiên. Trong trường hợp không dùng được định dạng xếp chồng, hãy sử dụng định dạng ngang.

Huy hiệu thành phần luôn giữ nguyên màu phông nền, loại và khung.

Khi phông nền của phương thức có cùng màu với huy hiệu, hãy đảm bảo thêm đường kẻ mảnh xung quanh huy hiệu để giữ hình dạng của huy hiệu.

Example of logo on top and bottom

Vị trí

Đặt huy hiệu vào góc 1/3 cuối cùng của bố cục, trên cạnh đối diện với logo thương hiệu chủ trì.






Endorsed, Branded Offer, phần giữ chỗ cho huy hiệu

Không có loại thương hiệu duy nhất cho thương hiệu thành phần. Mọi thương hiệu đều có thể là thành phần. Vì vậy, vui lòng xem ví dụ về hình thức huy hiệu cho mỗi loại thương hiệu.

Hãy phối hợp sâu sát với người liên hệ thuộc Meta nếu bạn cần tạo huy hiệu. Hiện tại, các đội ngũ không được tự tạo huy hiệu riêng. Nếu bạn không có người liên hệ thuộc Meta, hãy gửi yêu cầu tại đây.






Cách thể hiện huy hiệu thành phần đã phê duyệt

Sử dụng 1 trong những cách thể hiện huy hiệu thành phần đã phê duyệt sau đây:

  • Hợp tác với [Thành phần]

  • Cùng [Thành phần]

  • Phát ngay trên [Thành phần]



Nếu bạn cần cách thể hiện khác cho huy hiệu thành phần, hãy phối hợp sâu sát với người liên hệ thuộc Meta. Nếu bạn không có người liên hệ thuộc Meta, hãy gửi yêu cầu tại đây. Các đội ngũ không được tự tạo cách thể hiện huy hiệu hoặc sao chép dòng nội dung.






Áp dụng hướng dẫn









Hướng dẫn sử dụng


NÊN dùng huy hiệu thành phần cho Endorsed Brand, Sub-brand hoặc Branded Offer. Trong trường hợp này, thành phần là Branded Offer của Facebook.

KHÔNG NÊN dùng Meta làm thương hiệu thành phần (Meta không phải là công nghệ).

NÊN đặt huy hiệu thành phần vào góc 1/3 cuối cùng của bố cục, đối diện với logo thương hiệu chủ trì.

KHÔNG NÊN dùng đường phân cách để giới thiệu huy hiệu thành phần.

NÊN dùng thiết kế huy hiệu thành phần đã phê duyệt.

KHÔNG NÊN thay đổi huy hiệu dưới bất kỳ hình thức nào mà không phối hợp sâu sát với người liên hệ thuộc Meta để nắm được hướng dẫn và đề nghị phê duyệt.

NÊN dùng huy hiệu thành phần đã phê duyệt (trong trường hợp này là khóa phụ nằm ngang).

KHÔNG NÊN dùng bất kỳ cách thể hiện huy hiệu thành phần nào chưa được phê duyệt. Trong trường hợp này, "Do [tên] cung cấp" không phải là cách thể hiện thành phần đã phê duyệt.

NÊN dùng huy hiệu Đối tác kinh doanh của Meta đã phê duyệt.

KHÔNG NÊN tạo huy hiệu để thể hiện tiện ích tích hợp sản phẩm của bên thứ ba.

NÊN dùng huy hiệu thành phần đã phê duyệt trên bao bì của đối tác.

KHÔNG NÊN dùng huy hiệu thay thế cho logo. Luôn dùng huy hiệu theo ngữ cảnh.







Phương thức 5: huy hiệu chứng nhận


Sử dụng phương thức này để cho biết cá nhân hoặc doanh nghiệp bên thứ ba đã được Meta hoặc sản phẩm của Meta chứng nhận.

Cách sử dụng huy hiệu chứng nhận


Chỉ dùng huy hiệu đã phê duyệt.

Lưu ý: loại phương thức này khá hiếm. Nếu bạn cần tạo huy hiệu chứng nhận, vui lòng phối hợp sâu sát với người liên hệ thuộc Meta để nắm được nguyên tắc chi tiết và đề nghị phê duyệt. Nếu bạn không có người liên hệ thuộc Meta, hãy gửi yêu cầu tại đây.






Image of person with purple background and brand names at bottom

Kích thước và khoảng cách

Dùng cạnh trên cùng và dưới cùng của logo thương hiệu chủ trì làm chuẩn.

Dùng "h" (chiều cao của logo thương hiệu chủ trì) làm căn cứ tham chiếu số đo.

Chiều cao của huy hiệu phải ít nhất là 1,5 h (chiều cao của logo thương hiệu chủ trì).

Cách điều chỉnh này áp dụng cho hầu hết trường hợp. Tuy nhiên, do thiết kế của mỗi logo có thể khác nhau, nên hãy đảm bảo các yếu tố dễ nhìn và cân đối.

Kích thước tối thiểu cho khóa logo Meta trên huy hiệu: Tuân thủ kích thước tối thiểu theo nguyên tắc của công ty đối với khóa logo Meta trên huy hiệu. Kích thước tối thiểu theo yêu cầu là chiều cao 20 mm/55 pixel tính trên huy hiệu đầy đủ.

Image of person with purple background and brand names at bottom

Khung và bộ nhận diện thương hiệu cho huy hiệu

Huy hiệu chứng nhận luôn có màu xám và trắng trên bất kỳ phông nền nào.

Huy hiệu luôn có khung không thể thay đổi.

Image of person with purple background and brand names at bottom

Vị trí

Đặt huy hiệu vào góc 1/3 cuối cùng của bố cục, đối diện với logo thương hiệu chủ trì.







Áp dụng hướng dẫn









Hướng dẫn sử dụng


NÊN dùng huy hiệu chứng nhận đã phê duyệt.

KHÔNG NÊN tạo huy hiệu riêng. Huy hiệu chứng nhận là tài sản tạo dưới sự hợp tác với đội ngũ thương hiệu.

NÊN đặt huy hiệu vào góc 1/3 cuối cùng của bố cục, đối diện với logo thương hiệu chủ trì.

KHÔNG NÊN kết hợp huy hiệu với logo đối tác hoặc đặt 2 tài sản này gần cạnh nhau.

NÊN dùng huy hiệu chứng nhận đã phê duyệt.

KHÔNG NÊN để đối tác chỉnh sửa hoặc thay đổi huy hiệu do Meta phê duyệt.

NÊN đặt huy hiệu vào góc 1/3 cuối cùng của bố cục, đối diện với logo thương hiệu chủ trì.

KHÔNG NÊN sử dụng đường phân cách đồng thương hiệu giữa logo đối tác và huy hiệu chứng nhận.







Gửi đi xét duyệt


Nếu bạn dự định tạo huy hiệu chứng nhận hoặc huy hiệu thành phần, hãy yêu cầu nhân viên Meta làm việc với đội ngũ Thương hiệu công ty.

Nếu có bất kỳ câu hỏi nào khác, hãy liên hệ với nhân viên Meta. Chúng tôi yêu cầu bạn phải gửi mọi nội dung để nhân viên Meta xét duyệt. Nếu bạn không có người liên hệ thuộc Meta, hãy gửi yêu cầu tại đây.